Những điều lưu ý trong kỹ thuật úm gà chủ nuôi cần biết

Kỹ thuật úm gà được rất nhiều người chú trọng trong thời gian gà con mới nở. Thực hiện đúng kỹ thuật gà sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn sau này. Tuy nhiên vẫn có những điều cần chú ý trong việc thực hiện kỹ thuật này, hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây của đá gà cựa dao.

Làm chuồng úm gà con như thế nào?

Điều đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật úm gà đó là việc làm chuồng nuôi. Một số điều mà người nuôi gà cần quan tâm khi làm chuồng úm gà:

  • Đầu tiên bạn cần chú ý đến vị trí xây chuồng. Vị trí đẹp là ở đầu hướng gió, cách xa khu vực nuôi gà lớn để không bị lây bệnh. 
  • Chuồng cần có mái che nắng mưa, gió lớn tuy nhiên cần đảm bảo sự thông thoáng. Tốt nhất người nuôi gà nên quây cót hoặc lưới cao khoảng 45cm trở lên để tránh những động vật gây hại cho gà con.
  • Nền chuồng cần phải dùng dung dịch sát khuẩn để có thể rửa sạch và tẩy uế. Sau đó, anh em chú ý để khô ráo rồi rải thêm lớp trấu có độ dày từ 10 đến 15 cm. Cuối cùng là lắp đặt máng ăn uống chuyên dụng cho đàn gà. 
  • Mật độ thả gà vào chuồng sẽ lần lượt theo từng tuần như sau: tuần đầu thả từ 35 đến 40 con/m2, tuần tiếp theo thêm từ 20 đến 30 con/m2, tuần 3 tăng thêm 25 đến 25 con/m2 và tuần 4 sẽ từ 12 đến 20 con/m2.

Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gà đẻ trứng non và cách khắc phục

Nhiệt độ môi trường trong kỹ thuật úm gà

Để có thể úm gà thành công, lồng cần được cung cấp nhiệt độ phù hợp bằng đèn sưởi hồng ngoại cho gà con. Tùy từng ngày tuổi của gà mà chủ nuôi cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Sau đây là một số mức nhiệt độ thích hợp cho gà:

Số ngày tuổi Nhiệt độ chuồng Nhiệt độ trong lồng úm
1 – 7 ngày tuổi 24 – 26 (℃) 32 – 35 (℃)
8 – 14 ngày tuổi 22 – 24 (℃) 29 – 32 (℃)
15 – 21 ngày tuổi 20 – 21 (℃) 25 – 28 (℃)
Sau 22 ngày tuổi 18 – 20 (℃) 20 – 24 (℃)

Người chủ nuôi cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo bảng trên. Nếu thấy gà đi lại trong lồng thì nhiệt độ đã phù hợp tuy nhiên nếu thấy gà có những dấu hiệu sau thì cần chú ý điều chỉnh lại:

  • Gà nằm chụm lại, đè lên nhau: Khả năng trong chuồng có gió lùa bạn cần kiểm tra và che chắn lại.
  • Gà không ăn uống, nằm chụm lại dưới bóng đèn: Điều này có nghĩa là nhiệt độ trong chuồng đang thấp. Chủ nuôi cần hạ thấp bóng đèn xuống để cung cấp đủ nhiệt độ cho gà.
  • Nếu nhận thấy gà uống nước nhiều và tản ra xa bóng đèn thì chứng tỏ nhiệt độ trong úm đang cao. Chủ nuôi cần treo cao bóng đèn và bổ sung nước uống cho gà.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chủng đậu cho gà chuẩn nhất

Nhiệt độ cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn úm gà

Nhiệt độ cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn úm gà

Cung cấp thức ăn thích hợp với số ngày tuổi của gà

Trong giai đoạn úm gà, chủ nuôi cần cung cấp thức ăn thích hợp đúng với số ngày tuổi của gà. Cụ thể:

  • Những chú gà mới nở trong vòng 2 – 3 tiếng đầu chỉ cho uống nước. Sau đó nghiền nhỏ thức ăn cho vào khay để cho gà ăn.
  • Bước sang ngày tuổi thứ 2 thì có thể cho gà ăn hỗn hợp thức ăn nghiền nhỏ thành bột.
  • 1 tuần tuổi thì chủ nuôi có thể cho gà ăn khoảng 6g – 7g/ con/ ngày.
  • 2 tuần tuổi lượng thức ăn cho gà nuôi là 10g – 11g/ con/ ngày.
  • 3 tuần tuổi gà có thể ăn được 14g – 15g/ con/ ngày.
  • 4 tuần tuổi lượng thức ăn thích hợp là 16g – 22g/ con/ ngày.

Dưới 1 tuổi gà không được ăn rau xanh mà bổ sung thêm vitamin để bổ sung chất cho gà.

Cung cấp đúng và đủ các loại thức ăn cho gà

Cung cấp đúng và đủ các loại thức ăn cho gà

Kết luận

Việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho đàn gà khỏe mạnh và phát triển tốt. Điều này bao gồm cả việc tiêm phòng định kỳ, quản lý vệ sinh chuồng trại và theo dõi sức khỏe hàng ngày của các con gà.

Nhớ rằng, sự thành công trong chăn nuôi gà đòi hỏi kiên nhẫn, sự tập trung và sự am hiểu về nhu cầu và yêu cầu của từng con vật. Chỉ thông qua việc áp dụng kỹ thuật đúng và quản lý thông minh, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu nuôi gà khỏe mạnh và sinh lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *